CHỢ NÔNG SẢN - NÔNG SẢN SẠCH - NÔNG SẢN LÀM SẴN - ẨM THỰC TẠI NHÀ
Muốn biết đứa trẻ 20 năm sau thế nào, nhìn vào gia đình hiện tại sẽ rõ
Chủ nhật - 30/01/2022 23:12
Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, và hành vi của con cái là sự phản chiếu của cha mẹ. 'Quả' hiện tại của con thực ra là do cha mẹ trồng.
Gia đình là trường học đầu đời. Tính cách của một đứa trẻ được phôi thai từ chính trong gia đình. Gia đình là đất đai cho con cái nở hoa. Môi trường gia đình, lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ quyết định một cách sâu rộng đến tương lai của đứa trẻ. Tương lai con bạn 20 năm sau thế nào, nhìn vào gia đình hiện tại sẽ rõ.
Một gia đình bừa bộn không thể nuôi dạy những đứa trẻ có triển vọng
Một nghiên cứu của trường ĐH Harvard cho thấy: "Những người thành công với cảm giác hạnh phúc cao có xu hướng sinh trưởng trong một môi trường gia đình rất sạch sẽ và ngăn nắp; những người kém may mắn thường sống trong một môi trường lộn xộn và bẩn thỉu". Trong một gia đình có nhiều đồ đạc bừa bộn thì không thể nuôi dạy một đứa trẻ có nề nếp. Một giáo viên tiểu học đã kể câu chuyện: Có một cậu bé trong lớp luôn đứng cuối bảng, lười biếng và không có động lực học. Khi ghé thăm nhà học sinh, thầy giáo vừa đẩy cửa bước vào thì choáng váng trước cảnh tượng trước mắt.
Chiếc bàn phòng khách đầy những hộp đồ đạc còn sót lại, tàn thuốc và giấy vụn vứt khắp nơi, ghế sô pha cũng đầy quần áo bẩn. Phòng học của đứa trẻ đã được chuyển đổi từ một phòng tiện ích, đầy những hộp giao hàng và một mớ hỗn độn. Nói chung, không nơi nào sạch sẽ và ngăn nắp. Người giáo viên không khỏi thở dài, ông cảm thấy ngột ngạt dù chỉ ở đây 10 phút, làm sao nói đến việc mong các em học hành chăm chỉ trong một môi trường như vậy. Sống trong một môi trường lộn xộn có tác động rất khác đến sự phát triển của trẻ so với một môi trường sạch sẽ và trật tự. Đơn giản là vì, thói quen của cha mẹ là cách dạy dỗ tốt nhất, có tác động mạnh nhất đến con cái. Cha mẹ có yêu cầu cao với bản thân sẽ không cho phép ngôi nhà quá bừa bộn, con cái cũng vì thế mà không thể dễ dãi với chính mình.
Đại học Harvard từng làm một nghiên cứu và đi đến kết luận cụ thể về ích lợi của việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu này, hầu hết những đứa trẻ thích làm việc nhà từ nhỏ đều có triển vọng hơn khi lớn lên. Tạo ra một môi trường sạch sẽ và ngăn nắp không chỉ khiến mọi người vui vẻ mà còn nuôi dưỡng cho trẻ ý thức về sự trật tự, tư duy hợp lý và logic, khả năng tập trung, khả năng lập kế hoạch, quản lý thời gian và khả năng thẩm mỹ. Thêm vào đó, nó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình. Một gia đình mà các thành viên thường xuyên làm việc nhà cùng nhau sẽ có nhiều hạnh phúc hơn. Hơn cả các yếu tố siêu hình, sạch sẽ là phong thủy tốt nhất cho một gia đình.
Gia đình không biết cách cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc không thể nuôi dạy con cái có kỷ luật tự giác
Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, và hành vi của con cái là sự phản chiếu của cha mẹ. "Quả" hiện tại của con thực ra là do cha mẹ trồng. Một sinh viên trường đại học danh tiếng từng chia sẻ câu chuyện: Cô luôn bị mẹ yêu cầu đi ngủ sớm và dậy sớm. Ngủ trước 9h30 tối, thức dậy 6h sáng. Thói quen này được duy trì từ khi còn học tiểu học cho đến khi vào đại học. Cô vẫn luôn có chút chán ghét mẹ, buổi tối không thể xem thêm phim truyền hình, buổi sáng cũng tuyệt đối không thể ngủ được.
Nhưng khi lên đại học, nhận thấy nhiều sinh viên xung quanh mình ngày đêm đảo lộn, công việc và nghỉ ngơi ngổn ngang, nhưng cô vẫn đi ngủ sớm dậy sớm để học tập và sinh hoạt có nề nếp, có kế hoạch, cô chợt hiểu ra ý nghĩa sâu xa từ hành động của mẹ. Để trẻ hình thành thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, nhiều bậc cha mẹ đã nghĩ ra nhiều phương pháp nhưng kết quả cuối cùng thường không như ý, chỉ vì họ bỏ qua một yếu tố chính: Các thói quen có đều đặn không? Cha mẹ có thói quen làm việc và nghỉ ngơi nào thì trẻ sẽ hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi giờ đó. Cha mẹ tự giác thì con cái về cơ bản không lười biếng, cha mẹ không tự giác thì khó nuôi dạy con cái có ý thức tự giác.
Một gia đình không có quy tắc không thể nuôi dạy những đứa trẻ biết ơn
Nhà giáo dục người Pháp Rousseau từng nói: "Bạn có biết cách nào khiến một đứa trẻ trở thành một người bất hạnh hay không? Đó chính là nuông chiều con vô lối". Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ là cho đi tất cả nhưng không thể nuôi dạy một đứa con biết ơn. Cha mẹ không đặt ra quy tắc cho con cái từ nhỏ, luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của con, khi lớn lên trẻ sẽ trở thành những con "sói mắt trắng" (Sói mắt trắng chỉ người vong ơn bội nghĩa). Một ngôi nhà cần có cả sự ấm cúng và quy tắc. Chỉ khi tình yêu và quy tắc song hành với nhau, chúng ta mới có thể nuôi dạy một đứa trẻ biết ơn.
Một gia đình hay cãi vã không thể nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc
Mối quan hệ của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm sinh lý của con cái, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, học tập, nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ trong tương lai của trẻ. Tuy trong đa số trường hợp, ảnh hưởng tiêu cực đến con từ sự tranh luận (ở mức độ nhẹ) giữa bố mẹ được coi là nhỏ, nhưng khi bố mẹ mất bình tĩnh, bắt đầu cãi vã hoặc chiến tranh lạnh lâu ngày, thì sự tác động tiêu cực đến con sẽ tăng cao. Trên thế giới có rất nhiều chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này.
Là cha mẹ, món quà tốt nhất bạn có thể dành cho con mình là một gia đình hạnh phúc và hòa thuận. Người cha tôn trọng và quan tâm đến người mẹ, người mẹ tỏ ra thấu hiểu và ủng hộ người cha, mối quan hệ vợ chồng bình đẳng và thương yêu nhau như thế này mới thực sự là cách giáo dục tốt nhất. Tình yêu thương của cha mẹ là sự vun đắp tốt nhất cho hạnh phúc của con cái.
Nhà giáo dục Makarenko đã nói: "Gia đình là nơi quan trọng nhất, chính trong tổ ấm mà một người mới bước chân vào đời sống xã hội". Ảnh hưởng của môi trường gia đình đến trẻ em là trực tiếp và sâu rộng nhất. Một bầu không khí gia đình ngăn nắp, kỷ luật, ấm áp và yêu thương cho phép trẻ hình thành những thói quen tốt và có thêm nghị lực để đương đầu với khó khăn suốt đời.
Cha mẹ ưu tú sinh con tầm thường, liệu có phải nhầm “gien”?
Trẻ ở độ tuổi mầm non có những khả năng trên cả tuyệt vời, và việc những mầm non này có phát triển thành những cây tốt nở ra những bông hoa đẹp hay không phụ thuộc vào chính cách giáo dục và môi trường sống mà bạn tạo nên cho trẻ. Đó cũng chính là lý do vì sao mà con của giáo sư không hẳn cũng là giáo sư. Nhưng thực tế vẫn có trường hợp thuận chiều, vậy điều gì đã làm nên việc này?
Không ít bà mẹ thường nói rằng: “Thằng con tôi nó giống cha nó, chẳng có chút gì gọi là năng khiếu về hội họa hay âm nhạc cả” hay là: “Chồng tôi là nhà văn, con tôi viết văn hay vì nó được thừa hưởng tài năng từ bố nó”. Phải thừa nhận rằng, có không ít trường hợp con nhạc sĩ lại trở thành nhạc sĩ, còn học giả sẽ thành học giả nhưng số khác thì lại nhiều hơn. Tại sao lại như vậy?
Không phải gen di truyền, chính môi trường giáo dục mới khiến trẻ trở thành người thế nào trong tương lai
Thực tế thì ở đây không hề tồn tại thứ gọi là “giống bố” hay “tài năng di truyền từ bố” đơn giản chỉ bởi đứa trẻ đó được sinh ra và lớn lên trong môi trường như thế nào mà thôi. Môi trường sống mà cha mẹ tạo nên chính là môi trường nuôi dạy con cái lớn khôn, tài năng của trẻ được vun đắp hàng ngày trong môi trường đó, trẻ có những sở thích và niềm say mê bởi trẻ được tiếp xúc với chúng hàng ngày.
Không phải con của những cha mẹ giỏi đều sẽ trở nên tài giỏi, người đời thường mỉa mai gọi chúng là những đứa trẻ không được thừa hưởng gen trội từ cha mẹ” thế nhưng chính môi trường đã khiến chúng như vậy. Con người khi sinh ra đều có tính cách và khả năng giống nhau. Môi trường giáo dục đã tạo nên những đứa trẻ có tính cách và trí tuệ riêng biệt. Nghề nghiệp, trí tuệ của cha mẹ không liên quan trực tiệp đến tính cách và trí tuệ của trẻ. Con của một bác sĩ trở thành bác sĩ chẳng qua từ nhỏ anh ta lớn lên trong môi trường thuốc men, áo blouse trắng hay tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mà thôi.
Một đứa trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trong bầy thú sẽ trở thành thú?
Chính xác là như vậy, và đây cũng chính là minh chứng hồn hùng cho thấy rằng môi trường mới là yếu tố tác động thực chất lên một đứa trẻ chứ không hẳn là gien di truyền. Câu chuyện hai cô bé sói là một ví dụ điển hình
Vào khoảng tháng 10 năm 1920 ở một làng nhỏ phía tây Calcutta, Ấn Độ dấy lên tin đồn xuất hiện hai động vật mang dáng dấp giống con người sống trong một hang động của sói. Chuyện này đến tai vợ chồng một mục sư tên là Singh đến để giảng đạo ở cùng này, vợ chồng mục sư quyết định tìm kiếm và bắt cho được hai động vật lạ này trong hang. Khi bắt được họ mới ngã ngửa ra hai động vật này chính là hai bé gái, đứa lớn 8 tuổi, đứa bé ước chừng 1.5 tuổi. Họ đặt tên cho hai bé gái là Amala và Kamala, rồi gửi vào cô nhi viện Midnapore để nuôi dưỡng như những đứa trẻ khác?
Bằng tình yêu thương vô hạn và sự nhẫn nại của mình, vợ chồng mục sư đã cố gắng để hai bé gái này tìm lại được bản chất, năng lự của con người. Tuy nhiên, do từ lúc lọt lòng được nuôi dạy bởi loài sói, nên hai bé này ban đầu không thể sửa được những hành động bản năng của một con sói. Lũ trẻ đi lại bằng bốn chân trong phòng, chồm lên khi thấy người đưa tay lại gần. Ban ngày hai bé chỉ thu mình trong bóng tối, lởn vởn đi lại rồi nằm thu mình vào góc tường, đêm tối hú lên những tiếng ghê rợn. Thức ăn của hai bé chủ yếu là thịt ôi thiu hay những con gà sống.
Cuối cùng sau những nỗ lực không mệt mỏi của mục sư, cô em Amala đã bắt đầu nói được những âm đơn giản đầu tiên sau hai tháng. Tiếc thay, một năm sau đó cô bé qua đời. Cô chị Kamala sau ba năm luyện tập cuối cùng cũng đi được bằng hai chân. Tuy vậy với những động tác phả xạ mang tính bản năng thì cô bé vẫn sử dụng 4 chân một cách vô thức. Sau 9 năm trở lại thế giới co người trước khi qua đời ở tuổi 17, tất cả những gì cô bé có được là trí tuệ của một đứa trẻ 3.5 tuổi, nói được vẻn vẹn 45 từ mà thôi.
Chúng tôi trên mạng xã hội