Người nghèo liều mạng tích góp tiền, người giàu nhàn nhã kiếm tiền

Chủ nhật - 07/03/2021 21:38
Tiền là món quà để chúng ta mua những thứ mang lại hạnh phúc, không phải để chúng ta cứ lo tích góp rồi sống cả đời khốn khó.
Người nghèo liều mạng tích góp tiền, người giàu nhàn nhã kiếm tiền
Về cơ bản mà nói, quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích. Chỉ khi lợi ích của người khác gắn kết với bạn, họ mới có thể không ngần ngại chìa tay ra giúp đỡ, hòng tránh tổn hại lợi ích cá nhân. Cân nhắc này tạo nên mối liên kết hợp tác cùng có lợi trong xã hội.

Tại sao người xưa có câu "phi thương bất phú"? Bởi vì kinh doanh là một quá trình tạo ra các giá trị gia tăng không ngừng. Do đó, nếu bạn muốn tiền càng ngày càng nhiều hơn, bạn nên sử dụng tiền một cách hợp lý và đầu tư có chủ đích.

Nguyên tắc kinh doanh: Khi không có tiền thì vay, đợi có tiền thì trả, không dám vay thì không bao giờ giàu được. Tiết kiệm quá mức sẽ chỉ làm con người nghèo hơn, bởi vì họ không có tư duy kiếm tiền, chỉ có tư duy tích lũy. Nhưng muốn trở thành một người giàu có, nhất định phải biết đến nguyên tắc dùng tiền kiếm tiền.

Bạn không thể trở thành một người giàu có chỉ bằng cách tiết kiệm. Đây là một sự thật. Tiết kiệm tiền không sai, nhưng mấu chốt là đừng tiết kiệm mù quáng. Bởi vì mỗi lần muốn tiêu tiền, bạn đều keo kiệt, thì lâu dần sẽ tự hình thành nên sự "nghèo nàn tư duy".

Suy nghĩ và trực giác có thể quyết định mức độ của cải của một người trong tương lai. Tư duy giàu có mới tạo ra của cải, nếu một người sống trong nghèo đói quá lâu, anh ta sẽ bận rộn và vất vả cả ngày chỉ để suy nghĩ về cách tồn tại. Bởi vì đơn giản lúc này chỉ muốn sống sót qua ngày, nên trong tâm trí anh ta không còn mong muốn mãnh liệt trong việc tạo ra nhiều giá trị, dẫn đến làm mất đi ý nghĩa cuộc sống.

Để trở thành một người giàu có, bạn không chỉ cần có tư duy sáng suốt, còn phải biết hành động.

Muốn sống vui vẻ hạnh phúc thì đừng ngại tiêu tiền. Bởi vì họ biết bản thân mới là người tạo ra đồng tiền, nên kiểm soát và chi tiêu nó cho hợp lí, chứ không phải để đồng tiền sai khiến ngược lại. Đa số thường dùng phương pháp tiết kiệm tiền để mua được những thứ họ muốn. Vì vậy, cuộc đời họ rất cơ cực, luôn phải làm việc hết sức mỗi ngày, ăn uống cần kiệm...

Đối với một doanh nhân thực thụ, anh ta có khả năng hoạch định chiến lược kiếm tiền, và dám tiêu tiền phù hợp. Sự giàu có là giấy thông hành để bước vào xã hội, cũng là nền tảng ổn định cuộc sống. Cái nghèo có thể khiến con người phải sống trong gò bó và tội lỗi, mệt mỏi.

Điều này cho thấy khi một người đang nghèo đói và bất lực, dù bạn có đưa đao cho họ, họ cũng tóm lấy không chút do dự. Dù ở thời hiện đại hay cổ đại, vai trò của đồng tiền trong xã hội đều không thể xem thường. Nếu không có tiền, bạn dễ bị xem thường, cô lập, ở vị trí yếu thế trong xã hội.

Đối với họ, tận hưởng cuộc sống, hòa mình vào thế giới mới là ý nghĩa sống chân chính. Mục đích của kiếm nhiều tiền là để cuộc sống tốt đẹp hơn, có tích lũy nhiều đi nữa thì khi chết cũng có mang theo được đâu?

Về cơ bản mà nói, quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích. Chỉ khi lợi ích của người khác gắn kết với bạn, họ mới có thể không ngần ngại chìa tay ra giúp đỡ, hòng tránh tổn hại lợi ích cá nhân. Cân nhắc này tạo nên mối liên kết cùng hợp tác có lợi trong xã hội.

Thế nên, cách tốt nhất để hòa hợp với người khác là "làm cho người khác cân nhắc giá trị của mình." Đồng thời, không quên dùng cái thiện để khuyến khích người khác. Có một câu chuyện thế này:

Một người đàn ông ra ngoài vào đêm tối, phát hiện người đi tới đang cầm đèn là một người mù, anh ta thắc mắc hỏi: "Anh không thấy gì, còn đem đèn làm chi cho tốn công?"

Người mù mới đáp: "Để anh có thể nhìn thấy tôi!"

Trên thực tế, muốn kiếm được nhiều tiền cũng như vậy, đôi khi làm việc vừa có lợi mình, vừa có lợi người thì mối quan hệ đồng hành của cả hai mới lâu dài...
 Tags: hạnh phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây