Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến thành công và hạnh phúc của con như thế nào?

Thứ sáu - 08/04/2022 21:37
Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những thứ tình cảm khác mà còn là tình cảm sẽ đi theo con người đến suốt cuộc đời. Mối quan hệ cha mẹ với con cái cũng là mối quan hệ có giá trị vô cùng thiêng liêng và cao đẹp, gắn bó sâu sắc với cuộc sống của mỗi chúng ta.
Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến thành công và hạnh phúc của con như thế nào?
Thế nhưng, các yếu tố trong hôn nhân của cha mẹ và dự đoán về tương lai của con trẻ có sự tương tác nhất định với nhau. Mối quan hệ của cha mẹ là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến cả tâm lý lẫn sự thành con, cuộc đời của con.

Bản chất mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con cái

Giữa cha mẹ và con cái tồn tại mối quan hệ thiêng liêng và duy nhất. Đó là mối quan hệ nuôi dưỡng sự trưởng thành, nuôi dưỡng năng lực và thúc đẩy sự phát triển cho con trẻ trong tương lai, giúp các con hoàn thiện về thể chất và tinh thần cũng như sự hòa nhập vào xã hội.

Nói mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con cái không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa cha mẹ với con mà còn là cả mối quan hệ giữa cha với mẹ. 2 loại mối quan hệ này đồng thời xuất hiện trong cuộc đời của con ngay từ khi mới sinh ra và đồng hành cùng con suốt hành trình dài đến điểm dừng cuối cùng của cuộc sống.

Mối quan hệ cha mẹ nói chung được đánh giá là nền tảng để hình thành, phát triển và định hình nhân cách, đặc điểm, khả năng nội lực cũng như giá trị của mỗi đứa trẻ. Những điều đó sẽ tác động trực tiếp đến tương lai, đến sức khỏe, hạnh phúc và sự thành công về sau của trẻ. Cách mà người cha đối xử với người mẹ có thể là cách mà con trai đối xử với vợ của mình sau này. Cách mà người mẹ đối xử với người cha cũng có thể là cách mà con gái đối xử với chồng mình sau này.

Thông qua việc phân tích sức khỏe thể chất, cảm xúc, thành công trong cuộc sống và những thiếu sót của họ, nghiên cứu đã đưa ra một kết luận rằng mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là bí quyết để một đứa trẻ có một cuộc sống hạnh phúc và thành công về sau. Đồng thời, theo nghiên cứu này, việc được chấp nhận là chính mình, được nuôi dưỡng bằng tình thương yêu vô điều kiện của cha mẹ trong suốt tháng ngày thơ ấu chính là những yếu tố quan trọng nhất dự báo cho sự thành công, hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống một đứa trẻ khi trưởng thành.

Từ những điều như trên, chúng ta có thể thấy được rằng nhận định về mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến con cái là điều có cơ sở khoa học cũng như thực tế. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc mối quan hệ giữa cha mẹ với con hay mối quan hệ giữa cha mẹ với nhau có sự gắn bó, liên quan cũng như sự chứng kiến, sự tương tác trong quá trình chung sống từ thuở bé đến khi trưởng thành.

Biểu hiện của trẻ khi chịu tác động tiêu cực từ mối quan hệ cha mẹ

Cụ thể, nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, an toàn và gắn bó, con sẽ vui vẻ khi trở về nhà. Con thường xuyên tương tác, trao đổi, hỏi han, kể chuyện với cha mẹ về rất nhiều vấn đề hay tình huống phát sinh trong cuộc sống của mình, về mọi thứ xảy ra xung quanh. Con dám thổ lộ với cha mẹ những chuyện không vui vẻ như bị điểm kém, làm hỏng một đồ đạc quý giá của cha mẹ,… Đặc biệt là cả những điều thầm kín hay bí mật con cũng có thể kể cho cha mẹ nghe. Sự chia sẻ sẽ diễn ra một cách tự nhiên, không có sự cách biệt hay rào cản nào ở đây.

Ngược lại, nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường không an toàn, không lành mạnh và không có sự gắn kết, con sẽ không thoải mái trong giao tiếp hằng ngày với cha mẹ. Cụ thể, khi phải chịu những ảnh hưởng không tốt từ mối quan hệ của cha mẹ, con sẽ có các biểu hiện tham khảo như dưới đây:

    Gặp vấn đề trong giao tiếp với cha mẹ:

Con có thể thể hiện bên ngoài rằng mình là một đứa trẻ ngoan, nghe lời cha mẹ nhưng chỉ giao tiếp ở mức độ xã giao, hỏi đáp bình thường chứ không hề chia sẻ sâu, nói rõ, nói nhiều với ba mẹ. Đặc biệt là những sai lầm, những điều thầm kín của bản thân.

    Con có xu hướng sống khép kín, thu mình:

Theo nghiên cứu trong khoa học thần kinh, việc cha mẹ tương tác không đúng cách với con thường để lại dấu ấn đặc biệt tiêu cực trong não bộ của con thời thơ ấu. Dần dần, con sẽ có xu hướng tự sống thu mình và khép kín ở những mức độ khác nhau.

    Con không biết cách bày tỏ cảm xúc:

Phần lớn những đứa trẻ thường xuyên bị bỏ bê cảm xúc, không được cha mẹ quan tâm hướng dẫn mỗi ngày sẽ bị thiếu hụt kỹ năng bày tỏ cảm xúc hay tình yêu thương. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến cuộc sống của con, nhất là vào giai đoạn trưởng thành.

    Con có tâm lý chống đối, phản kháng:

Khi chịu ảnh hưởng không tốt từ mối quan hệ với cha mẹ, con có thể hình thành tâm lý buông thả, chống đối, trở nên ngang bướng, phá phách, thậm chí dễ làm ra những hành vi xấu, vi phạm đạo đức, pháp luật.

    Con khó kiểm soát cảm xúc hoặc vô cảm:

Bởi vì không được quan tâm hay chứng kiến những tiêu cực từ mối quan hệ của cha mẹ, con trẻ có thể trở nên bạo lực hơn hoặc vô cảm. Có những đứa trẻ dễ cáu giận, đập phá đồ đạc hoặc bật khóc, còn một số lại lạnh lùng vô cảm, không thể hiện cảm xúc của mình trước mọi vấn đề, đặc biệt là vấn đề cha mẹ.

    Con bị hút vào những thứ không lành mạnh:

Một đứa trẻ nghiện trò chơi điện tử, tham gia đua xe,… hay những trò chơi, những mối quan hệ không lành mạnh khác hoàn toàn có thể do bị ảnh hưởng tiêu cực từ mối quan hệ cha mẹ. Đây chính là cầu nối đến những tệ nạn, những sai lầm và hệ lụy quyết định cả tương lai của con.

    Con sợ giao tiếp, nhút nhát và trở nên tự ti:

Con không thấy được hạnh phúc từ mối quan hệ với cha mẹ hay mối quan hệ giữa cha với mẹ nên nhút nhát, rụt rè, sợ giao tiếp với người lạ, sợ đến nơi đông người, không dám thể hiện quan điểm hay ý kiến của mình.

    Các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần:

Một trong những dấu hiệu nghiêm trọng nhất do ảnh hưởng từ mối quan hệ của cha mẹ chính là hình thành nên tư duy tiêu cực, làm gia tăng khả năng phát triển các vấn đề tâm lý của trẻ. Tiêu biểu có thể kể đến là: Trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, hội chứng ngược đãi bản thân…

Nhìn chung, theo chuyên gia tâm lý, nếu như cha mẹ thực sự quan tâm đến con thì hãy cứ lặng lẽ quan sát cách giao tiếp giữa con với chính bản thân mình. Hãy nhìn xem các con đã phản hồi như thế nào trong những tình huống mà cha mẹ đang đối đáp với con để nhận thấy rằng những biểu hiện cũng như vấn đề cụ thể của con.

Cha mẹ cần làm gì khi mối quan hệ với con cái trở nên xấu đi?

Khi các con đến với cuộc đời của các bậc cha mẹ, chắc hẳn trong mỗi người đều tự hứa với lòng rằng mình muốn trao cho con những điều tốt nhất. Thế nhưng, không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng dũng cảm dám thừa nhận, nhận lỗi về chính mình hay thực sự hiểu hết những vấn đề con đang phải đối mặt do mối quan hệ với cha mẹ.

Mỗi một gia đình sẽ gặp những vấn đề khác nhau khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xấu đi. Mức độ nghiêm trọng tùy từng nguyên nhân và hoàn cảnh cụ thể cũng có thể dẫn đến sự khác biệt nhất định. Tùy vào mức độ và vấn đề cụ thể trong gia đình, cha mẹ sẽ lựa chọn cách làm cho phù hợp.

Có thể nói, con trẻ là món quà vô giá, là cơ nghiệp của gia đình. Hành trình nuôi dạy con trưởng thành không dễ nhưng chúng ta hãy cố gắng tạo cho con một môi trường an toàn, lành mạnh và yêu thương con một cách vô điều kiện. Hãy dũng cảm nhìn nhận đầy đủ và đúng đắn vấn đề mối quan hệ cha mẹ với con cái và mối quan hệ giữa cha với mẹ ảnh hưởng đến thành công và hạnh phúc của con để có thể kịp thời hàn gắn, sửa đổi, để con có thể sống một cuộc đời ý nghĩa và được phát triển toàn diện nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây