Những việc kẻ khôn ngoan sẽ không bao giờ làm

Thứ hai - 02/05/2022 03:15
Kẻ khôn ngoan không nói tuỳ tiện, không sống tuỳ ý, không làm tuỳ hứng. Người phạm phải những điều này, tương lai khó mà thành công, suôn sẻ.
Những việc kẻ khôn ngoan sẽ không bao giờ làm
Một người tinh tế không chỉ được minh chứng bằng lời nói. Một hành động nhỏ của họ cũng giúp bạn đánh giá được bản chất con người. Chỉ cần thông qua lời mời đối phương đến nhà dùng bữa, bạn cũng có thể nhìn thấy điểm sáng, điểm tối của họ.

Chúng ta đều mong muốn bản thân có một cuộc sống suôn sẻ hạnh phúc, con đường công danh sự nghiệp thuận lợi gặt hái nhiều thành công. Tuy nhiên, để có được điều này không phải điều dễ dàng. Muốn có một cuộc đời an ổn, mọi sự hanh thông, chúng ta cần biết điều gì là đúng, điều gì là sai, điều gì cần tránh không nên làm. Và trong số những việc "đại kỵ" cần tránh, có những việc kẻ khôn ngoan nhất định sẽ không làm đó là nói chuyện tuỳ tiện, làm việc tuỳ hứng và sống một đời tuỳ ý. Người phạm phải những điều này, tương lai khó mà thành công, suôn sẻ.

Nói chuyện tuỳ tiện

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người xưa có câu "hoạ từ miệng mà ra", lời nói như "gươm đao nằm trong miệng". Lời nói tưởng chừng không ảnh hưởng gì to lớn nhưng thực chất nó lại ẩn chứa số phận của một người.

Người khôn khéo biết nói lời hay ý đẹp, đem sự thành tâm đi kết giao với mọi người xung quanh sẽ gặp được với những người bạn tốt và luôn được họ yêu mến. Những người như vậy vận mệnh thường có "quý nhân" bên cạnh giúp đỡ. Khi gặp khó khăn thường có bạn bè tương trợ. Nhờ vậy có thể vượt qua được những giai đoạn "trũng" của cuộc đời.

Ngược lại, những người nói năng tuỳ tiện, nói lời ngạo mạn, không trung thực, gây tổn thương người khác chỉ khiến bản thân kết thêm nhiều kẻ thù. Những người ăn nói tuỳ tiện không suy nghĩ như vậy thường tự gieo hoạ cho chính mình. Thậm chí đôi khi chỉ vì vài lời nói mà tự huỷ hoại đi con đường công danh sự nghiệp của bản thân.

Bởi vậy, người xưa có câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", mọi lời nói của chúng ta đều có thể đưa cuộc đời mình tới những con đường rất khác nhau. Và đi con đường gập ghềnh khó khăn hay đi con đường bằng phẳng thuận lợi đều là do chính ta lựa chọn. Do đó hãy cẩn trọng với lời nói của chính mình

Làm việc tuỳ hứng

Trong cuộc sống, bất kể là làm việc lớn hay việc nhỏ, nếu muốn đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh việc đặt tâm trí vào công việc, chúng ta còn phải đặt cả vào đó tinh thần trách nhiệm. Bởi không phải lúc nào công việc của chúng ta cũng suôn sẻ thuận lợi.

Nếu làm việc không có trách nhiệm, lúc vui thì đặt nhiều tâm sức, lúc không vui thì không làm nữa. Làm mọi việc tuỳ theo cảm hứng thì khó lòng hoàn thành được công việc chứ chưa nói tới kết quả đạt được như kỳ vọng. Không những thế những người làm việc tuỳ tiện hời hợt thường vô tình đặt bản thân vào những tình huống khó xử. Dễ bị đánh giá không đúng về năng lực làm việc của mình, điều này dễ gây bất lợi cho con đường công danh sự nghiệp của bản thân. Chính vì vậy, khi làm bất cứ việc gì hãy có cái nhìn tổng quát, đặt tâm trí và trách nhiệm để hoàn thành công việc. Tránh làm mọi thứ tuỳ tiện hời hợt, như vậy bạn mới thu lại được kết quả mong muốn.

Sống một đời tuỳ ý

Người xưa có câu: "Quân tử hữu sở vi, hữu sở bất vi" tạm dịch nghĩa là "người quân tử biết việc gì nên làm, việc gì không nên làm". Người quân tử khi gặp chuyện luôn biết phân biệt đúng sai, thiện ác từ đó đưa ra những quyết định nên làm hay không nên làm. Chính những giới hạn của việc "làm" hay "không làm" đó giúp chúng ta phân định được một người có đức hay không.

Bởi vậy, làm người nhất định phải biết việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Tuyệt đối không sống một đời tuỳ tiện, muốn cái gì thì làm cái đó, bất chấp việc đó là việc hại mình hại người. Vì cuộc sống có hàng ngàn những cám dỗ, nếu không biết tự dừng lại và vượt qua những cám dỗ đường đời. Thì đón chờ chúng ta trong tương lai là những thứ vô cùng tăm tối, khó khăn.

Những người sống tuỳ ý, không có giới hạn là những người dễ sa ngã vào những tệ nạn. Người như vậy không chỉ huỷ hoại chính mình mà còn làm hại tới những người thân xung quanh. Bởi vậy sống trong đời cần có nguyên tắc đạo đức phù hợp, hành xử đối nhân xử thế cần đúng mực. Luôn giữ cho mình sự thiện lương nhưng cũng cần học cách giữ tôn nghiêm của bản thân.

Đi người không đến ăn tối

Đa số chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi các quy tắc giao tiếp xã hội từ cha mẹ mình trong suốt quá trình lớn lên. Ví dụ, khi nhờ ai đó làm việc gì, bạn thường đáp lễ bằng một món quà nhỏ để bày tỏ sự biết ơn. Khi nhận được quà từ đối phương, bạn cũng cần đáp lại một cách lịch sự. Trong cuộc sống, việc làm này thường được mọi người gọi rằng "có đi có lại mới toại lòng nhau".

Khi được mời đến nhà dùng bữa nhằm để chủ nhà trả ơn bạn, họ thường kèm câu nói "Không cần mang gì đâu nhé". Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn đến bữa ăn đó tay không.

Dù mối quan hệ giữa 2 người có thân thiết đến đâu, bạn cũng không nên tay trắng đi đến bữa tối được mời tại nhà người thân. Thực tế, không phải chủ nhà cần món quà của bạn. Điểm đáng chú ý là việc đi cùng món quà là cách bạn thể hiện thái độ cảm ơn đến chủ nhà vì bữa tối và lời mời.

Nhận xét về các món ăn

Bạn cần nhớ rằng mình được mời đến bữa ăn tại nhà chứ không phải dùng bữa tại nhà hàng. Mời mọi người đến nhà ăn đãi cơm thực tế là món quà đáp lễ của chủ nhà. Đồng thời nó cũng thể hiện thái độ và thể diện của chủ nhà. Song một số người do tính cách thẳng thắn nên họ thường thoải mái nhận xét về chất lượng món ăn như đang ở quán ăn.

Trên thực tế, việc làm này khiến gia chủ cảm thấy khó xử, thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa 2 người. Bởi việc bạn tuỳ tiện đánh giá món ăn thực chất ám chỉ rằng lòng hiếu khách của chủ nhà không tốt, không đủ làm bạn hài lòng.

Sử dụng điện thoại khi dùng bữa

Không ít người có thói quen sử dụng điện thoại khi ăn cơm. Nếu thực sự bận rộn, bạn nên hoàn thành công việc trước khi đến dùng bữa. Nếu không, bạn cần trân trọng bữa ăn chủ nhà mời, ngồi xuống dùng bữa một cách vui vẻ, thoải mái và giao lưu với mọi người.

Thực tế bữa ăn không đơn thuần chỉ để no bụng mà còn là nơi để gắn kết tình cảm, mối quan hệ giữa các cá nhân. Trong bữa ăn, bạn có thể dành thời gian để hỏi thăm chủ nhà, hay dành lời khen cho bữa ăn. Thay vì suốt bữa ăn không ai nói với ai câu nào, việc trò chuyện, lắng nghe người khác sẽ thú vị hơn nhiều.

Khoe khoang bản thân

Trên bàn ăn, nhiều người vì vui, thuận miệng mà có lúc thích khoe khoang. Thế nhưng khoe càng nhiều, khuyết điểm của bạn lộ càng rõ. Đây là thói quen xấu, nếu càng cố ngụy trang lên mặt để tạo vinh quang cho bản thân thì chỉ càng chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình.

Do đó trên bàn ăn, mọi người nên học cách kiểm soát suy nghĩ và lời nói của bản thân để tránh chuốc lấy rắc rối cho bản. Đặc biệt, việc khoe khoang về tham vọng của bản thân, thành tích cá nhân hay tài sản chỉ khiến bạn rước thêm điều tiếng vào người.

Trong cuộc sống này, thứ đáng sợ nhất có lẽ là lòng người. Đối nhân xử thế hay giao tiếp trong các mối quan hệ cũng là môn nghệ thuật không phải ai cũng giỏi. Sống thông minh là không phải lúc nào cũng tỏ ra mình hiểu biết và vượt trội hơn người khác, đôi khi giả vờ ngốc nghếch, tỏ ra không biết gì mới là trí tuệ.

1. Đến nhà người khác dùng bữa, nếu không hợp khẩu vị, hãy ăn ít hơn, nhưng nhất định không được nói ra. Nếu quan hệ đôi bên quá thân thiết, chỉ cho ý kiến một cách khéo léo khi đối phương đề cập đến.

2. Trong một nhóm ba người, bạn vô tình biết được hai người kia có những cuộc hẹn riêng, cách đối mặt lúc này là tỏ ra bình thường và tự hiểu. Bạn có thể nghĩ theo hướng tích cực hơn là họ có nhiều chuyện cần phải giải quyết mà bản thân lại không phù hợp.

3. Đồng nghiệp mời ăn uống, bạn không được mời, sau đó không hỏi, không nhắc, cũng không nghe ngóng.

4. Nếu bạn biết người yêu cũ của đối tượng hiện tại, đừng nhắc đến khi cả hai cãi nhau, nếu không, mối quan hệ đôi bên sẽ xuất hiện vết thương không thể khép miệng!

5. Những “động thái nhỏ” sau lưng đồng nghiệp nhằm vào mình, biết trong lòng là đủ. Đây chính là quan hệ cạnh tranh bình thường trong môi trường làm việc, không cần phải quá ngạc nhiên, tập trung vào bản thân và hoàn thành đúng trách nhiệm.

6. Người khác nói lời độc ác, nhưng bản thân không làm, chỉ cần trong lòng hiểu rõ, cũng không cần luôn miệng phân bua. Vì nếu lời lẽ và thái độ không phù hợp lại thành ra bạn “giấu đầu lòi đuôi”, “trong lòng có quỷ nên mới giật mình”.

7. Ngay cả khi bạn tìm ra giải pháp nhanh chóng để giải quyết chuyện mà bạn không phải trả tiền hoặc bỏ công sức, cũng đừng nên nói ra một cách đầy tự hào. Núi cao còn có núi cao hơn, khoe khoang mình tài giỏi không khác gì tự hạ thấp bản thân.

8. Gia đình hàng xóm ly hôn, họ không đề cập thì đành phải giả vờ không biết, hành xử bình thường. Bởi lẽ chuyện nhà người khác vốn đã không nên động vào, huống hồ bản thân còn chưa biết người trong cuộc có “ổn” với vấn đề đó hay không.

9. Sau khi kết hôn, phát hiện bố mẹ chồng luôn mang đồ đến cho chị dâu, giả vờ không biết là cách làm đúng đắn nhất trong trường hợp này. Đừng nhúng tay, cũng đừng ca thán so bì nếu không muốn các thành viên trong gia đình xung đột, tình cảm sứt mẻ.

10. Nếu thấy đồng nghiệp mặc quần áo mới và trông họ thực sự không đẹp, bạn cũng nên khen ngợi họ vài câu. “Chất vải này rất đẹp, nhưng tôi nghĩ bạn sẽ đẹp hơn nếu mặc theo phong cách này…”. Sử dụng câu từ để không khiến đối phương bị hụt hẫng và tổn thương, xét cho cùng, gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau!

11. Đối diện với người suốt ngày luôn kể khổ trước mặt mình, trong lòng tự hiểu là được, đồng thời giữ khoảng cách vì kiểu người này không nên kết thân.

12. Nếu vô tình nhìn thấy lương của đồng nghiệp thì cứ tự hiểu trong lòng, đừng nói ra, đừng đánh giá cũng đừng bàn luận.

13. Đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thật ra bạn đã biết, nhưng lúc này cũng nên ngồi lại lắng nghe. Không chỉ riêng đồng nghiệp, mà mối quan hệ nào cũng vậy. Biết cách lắng nghe là sự tôn trọng cơ bản nhất. Thử tưởng tượng xem, một người rất háo hức kể cho bạn nghe một chuyện, nhưng chưa kịp mở miệng, mà bạn đã cắt ngang và cho rằng mình đã biết, trong lòng người kia ít nhiều cũng có sự thất vọng, xấu hổ, về sau không còn muốn chia sẻ với bạn như trước.

14. Đồng nghiệp ngày ngày khoe khoang điều kiện gia đình tốt như thế nào, người thông minh thì chỉ cần nghe vậy là được, cho dù bản thân giàu có hơn hay phải tiết kiệm từng đồng, cùng đừng nên phân bua và bình luận, nhìn thấu nhưng không nói ra sự thật.

15. Khi bị hỏi chuyện riêng tư, nếu không thể dứt khoát từ chối thì phải biết giả vờ “ngốc nghếch”, không nghe thấy hoặc lảng sang chuyện khác.

16. Đi thăm họ hàng, dù không thích con họ đến đâu cũng không nên thể hiện rõ ràng, cũng không nên mỉa mai hay phê bình.

17. Khi biết gia đình bạn bè lục đục vì một trong hai không chung thủy, đừng nói lung tung, nếu gia đình họ bị ảnh hưởng, thì người bị nhắc tên kể tội đầu tiên chính là bạn.

18. Biết được bạn bè hay họ hàng kinh doanh thua lỗ, nếu bạn không có ý định cho họ vay tiền, thì đừng hỏi họ thua lỗ bao nhiêu.

19. Quan hệ vợ chồng của đối phương đặc biệt căng thẳng, nhưng trước mặt bạn, họ lại tỏ ra rất tình cảm, nhưng chỉ cần trong lòng bạn hiểu là được, cũng không cần thiết hỏi han vì cho là đôi bên thân thiết.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây