CHỢ NÔNG SẢN - NÔNG SẢN SẠCH - NÔNG SẢN LÀM SẴN - ẨM THỰC TẠI NHÀ
Thời COVID muốn ‘trở lại lợi hại hơn xưa’ cần học cách thích nghi nhanh và đa nhiệm
Thứ tư - 07/10/2020 21:12
Trong cơn biến động, tất cả nhân sự - dù là 7x, 8x hay 9x, không ai dám bảo đảm là mình an toàn nếu không thỏa mãn 2 điều kiện: có khả năng thích nghi nhanh và đa nhiệm.
Nếu ai đó xui xẻo bị thất nghiệp trong mùa Covid-19, sau khi buồn bã hãy nhìn thẳng vào hiện thực, nếu không đủ tiền để trau dồi thêm kỹ năng có thể nhờ giúp đỡ. Khi Covid-19 ập đến, nhân sự chính là thị trường chịu tác động mạnh mẽ nhất, khi tất cả mọi thứ đều thay đổi, từ nhu cầu của các doanh nghiệp, yêu cầu về chuyên môn – kỹ năng của người lao động đến cơ hội tìm được công việc tốt.
Trong tất cả, vấn đề thất nghiệp trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Trong 8 tháng đầu năm 2020, tính từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có hơn 1 triệu lao động mất việc làm. Dịch Covid -19 đã tác động tiêu cực lên 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên, khiến 17,6 triệu người giảm thu nhập. Ngoài ra, cả nước còn 1,3 triệu hộ nghèo, 1,23 triệu hộ cận nghèo cũng chịu tác động xấu của dịch bệnh.
Còn theo ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm tính toán, kịch bản xấu nhất là thời gian tới, số lao động mất việc làm có thể tăng 60.000 - 70.000 mỗi tháng, tập trung ở các lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến chế tạo... Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người.
Khi Covid-19 ập đến, ‘đùng một cái’, chúng ta bị quăng vào một cái mê cung với vô vàn yếu tố không thể nào đoán định.
Đầu tiên là mọi người bắt đầu ngừng tuyển dụng. Hầu như tất cả các kế hoạch tuyển dụng quan trọng đang phải ngưng lại, không tuyển mới hoặc nếu có người nghỉ thì không tuyển người thay thế mà sẽ choàng việc cho những nhân viên còn lại để không gia tăng chi phí nhân lực.
Nhiều doanh nghiệp đã phải tìm đến giải pháp mạnh là cắt giảm nhân viên. Giảm lương, cắt thưởng, bớt giờ làm, giãn ngày trả lương, yêu cầu nghỉ phép hoặc nghỉ không lương là những cách phổ biến mà các doanh nghiệp đang phải áp dụng để hạn chế tối đa khoản chi phí cố định khá lớn hàng tháng. Với các doanh nghiệp ít ảnh hưởng hơn, phần nhiều đang "án binh bất động" bằng việc dừng tuyển dụng mới hoặc đã tuyển rồi sẽ giãn ngày bắt đầu của nhân viên mới.
Trong giai đoạn Covid, chúng ta cũng ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp đang có sự dịch chuyển nhân sự từ khối nhân sự hỗ trợ (hậu phương) sang khối tạo ra doanh thu (tiền tuyến), cứu doanh thu, binh đường mới để cứu doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tái cơ cấu, đào tạo nội bộ để trang bị cho đội hỗ trợ sẵn sàng ra tiền tuyến để tạo ra doanh thu.
Có thể thấy, môi trường làm việc của chúng ta đang đối mặt với quá nhiều thay đổi, từ cách thức làm việc, định hướng kinh doanh, tác phong quản lý… Các thay đổi liên tục, bất định trực tiếp tác động đến sự an toàn, an tâm của người lao động về cả thu nhập, tâm lý, tình cảm, sức khỏe, thói quen. Tương lai sẽ có những thay đổi về các yếu tố và điều kiện tạo nên hạnh phúc của người lao động trong giai đoạn này.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và sa thải bớt nhân sự do tác động xấu của Covid-19. Nhìn vào số liệu thống kê về số doanh nghiệp phải đóng cửa và số người lao động thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm mà các phương tiện truyền thông đại chúng công bố vừa qua, chúng ta có thể thấy rằng: đúng là trong giai đoạn này có rất nhiều quyết định mạnh tay được đưa ra. Đặc biệt, khi doanh nghiệp chọn tái cơ cấu thì những quyết định sẽ còn mạnh hơn bình thường. Trong tổ chức, vẫn có những người giỏi, phù hợp, có nỗ lực ... nhưng cực chẳng đã mà công ty phải loại bỏ, vẫn phải nhắm mắt làm.
Chỉ vài tháng trước, thời điểm đầu 2020, nhiều doanh nghiệp còn đang ăn mừng "năm đầu tiên của thập kỷ, đồng thời là năm đầu tiên của con giáp mới" hứa hẹn hàng loạt kế hoạch kinh doanh đột phá. "Đùng một cái", Covid-19 ập đến, rất nhiều hoạt động bỗng đột ngột không thể thực hiện được hoặc phải huỷ bỏ vì không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Lệnh đóng cửa được ban hành, nhiều cơ sở kinh doanh treo biển, thị trường chứng khoán nhuộm đỏ, giá dầu lao dốc… là những gì chúng ta chứng kiến bên ngoài.
Bên trong, các lãnh đạo công ty đau đầu với việc chật vật duy trì dòng tiền và điều chỉnh kế hoạch theo hàng loạt giả định thay đổi ‘tính theo ngày". Ở góc nhìn chiến lược, đây cũng là thời điểm một số lãnh đạo và chủ doanh nghiệp "bàng hoàng" nhận ra rằng mô hình kinh doanh của họ đang "lung lay" như ngọn nến trước cơn bão Covid và không hề dễ để chuyển đổi trong một sớm một chiều.
Mỗi chủ doanh nghiệp có những tính toán riêng, nhưng trong cái lúc mà sự căng thẳng về tiền đang trở thành mối lo chung của mỗi chủ doanh nghiệp.
Tiền nhiều quan trọng, nhưng không quan trọng bằng cashflow – dòng tiền. Khi tôi bắt đầu doanh nghiệp trước là 1 startup với nhiều nhà đầu tư đình đám, đùng một cái sau 4 tháng bắt đầu, khủng hoảng 2008 xảy ra khiến các nhà đầu tư của mình chới với, khiến họ cắt đầu tư cái rụp. Với khoản tiền ít ỏi còn lại.
Vậy nên thời Covid này khi mỗi ngày thấy "tiền vào nhỏ giọt, tiền ra ào ào", mình thầm cảm ơn cái hành trình tiết kiệm dài dằng dặc trong thời gian qua đã giúp chủ doanh nghiệp giờ đây có sự bình tình nhất định để vẫn nghĩ được cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi của team và dám nhận thiệt thòi về công ty.
Ngoài ra, tiền nhiều quan trọng, nhưng không quan trọng bằng "kiếm tiền và tiêu tiền như thế nào". Nếu không có khả năng đa nhiệm và thích nghi nhanh, nguy cơ bị sa thải của các thế hệ nhân sự là ngang nhau
Theo quan sát của chị, phải chăng những nhân sự lớn tuổi, 6x và 7x dễ bị sa thải hơn 8x và 9x, bởi khả năng đổi mới và ứng dụng công nghệ của họ hạn chế hơn lớp trẻ?
Hậu covid, bên cạnh những thay đổi về mô hình kinh doanh, cách thức làm việc thì những kỹ năng mới cũng được hình thành và sẽ quyết định sự ‘sống còn’ của mỗi người đi làm, trong đó chắc chắn có năng lực sử dụng thuần thục các nền tảng công nghệ phổ biến (digital literacy).
Xét về khả năng đổi mới và ứng dụng công nghệ có thể các nhân sự lớn tuổi 6x, 7x còn nhiều hạn chế so với thế hệ trẻ 8x, 9x; tuy nhiên, thế hệ này lại sở hữu bề dày kinh nghiệm làm việc với khả năng dẫn dắt, truyền cảm hứng tốt.
Vậy nên, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang liên tục thuyên chuyển hoặc tinh giảm nhân sự theo lộ trình, về phía người lao động dù bất kể ở thế hệ nào 6x, 7x, 8x hay 9x, nếu không tập trung phát triển khả năng linh hoạt thích ứng nhanh với thay đổi, đa nhiệm và sẵn sàng tinh thần "một người làm bằng hai" để tạo ra nhiều giá trị rõ ràng hơn, thì rủi ro bị đào thải với tất cả họ là lớn như nhau.
Khi Covid ập đến, nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng nhận ra rằng mô hình kinh doanh của mình quá mong manh. Song song với việc nhanh chóng tìm kiếm mô hình thay thế hoặc thay đổi đáng kể cách thức kinh doanh, nhiều vị trí cũng phải thay đổi tính chất công việc và tất nhiên công ty sẽ có những yêu cầu mới.
Tuy tính chất thay đổi, các doanh nghiệp đang từng bước xác định lực cụ thể cho các nhóm công việc đang thay đổi. Tuy nhiên, khả năng thích nghi với môi trường, sẵn sàng đón nhận thách thức và thay đổi như 1 phần của công việc; khả năng đa nhiệm: ngoài công việc của mình, có thể hiểu, hỗ trợ các phần việc liên quan và sẵn sàng đảm trách khi công ty cần
Đây là 2 yếu tố cơ bản mà mỗi người đi làm thời đại mới cần phải có, nếu bạn không tự nâng cấp mình để thích ứng với thời cuộc thì việc bị đào thải hiển hiện hoặc có một công việc tốt chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn.
Những điều nên làm với các nhân sự bị sa thải với Covid-19? Ai cũng nói rằng, chúng ta cần phải tận dụng thời gian Covid-19 để trau dồi thêm kiến thức, nhằm ‘trở lại lợi hại hơn xưa’ sau Covid-19, nhưng đã thất nghiệp thì tiền đâu để đi học?
Khi một con thuyền chòng chành "dọa đắm" trong dông bão, dù đau lòng tới mấy, người thuyền trưởng cũng phải cắn răng bỏ bớt những "gánh nặng quá sức", trong lúc này chính là nguồn nhân lực đang quá dư so với nhu cầu từ khách hàng. Và bạn, chỉ đang vô tình nằm trong số đó mà thôi. Hãy ghi nhận rằng mình đang buồn đấy, đang lo đấy, nhưng đừng vì thế mà "cá nhân hóa vấn đề" (take it personal), để trách cứ bản thân và quá tự ti với tình trạng hiện tại.
Và nhớ rằng ‘trong nguy, luôn có cơ’: tuy mất việc nhưng bạn vẫn còn đang khỏe mạnh, còn đang có sức lao động, có năng lực nhất định và có thể vẫn có một số tiền tiết kiệm nào đó. Trong bối cảnh này, gần như tất cả các công ty có cắt giảm nhân sự đều đang đi theo chiến lược "chuyển đổi một phần bộ phận hỗ trợ sang thành bán hàng, bán được thì còn tồn tại, không bán được thì nghỉ. Hoặc phải rất giỏi multitask vì một người sẽ phải làm việc của hai ba người". Đây chính là cơ hội để bạn chuyển hướng nghề nghiệp, để học hỏi cách tạo giá trị rõ ràng hơn cho doanh nghiệp (cũ cũng như mới).
Hoặc nếu chưa sẵn sàng, hãy dành thời gian trau dồi thêm một số năng lực quan trọng thông qua các khóa học trực tuyến để chuẩn bị cho bước tiến hơn trong tương lai. Chuyện gì, rồi cũng sẽ qua. Và chuyện này cũng sẽ thế. Còn đôi tay, còn khối óc và con tim thì mình còn có giá trị!
Nhìn thấu tổ chức và tập trung ruyền thông nội là phương cách hữu hiệu để ‘an dân’ trong những tháng ngày có quá nhiều biến động
Những người sống sót trong Covid-19 có phải là những người ‘lợi hại’ nhất? Nhân sự các công ty cần phải làm gì đã ‘trấn an’ những người còn lại? Những người còn lại có thể thuộc 2 kiểu sau: lo sợ không biết khi nào đến lượt mình là người tiếp theo ‘bị trảm’, tự kiêu vì nghĩ mình giỏi nhất nên mới không bị cho thôi việc.
Về phía các nhân viên còn đang có công việc, khi "lửa thử vàng gian nan thử sức", đây cũng là dịp để tinh thần và thái độ của họ được bộc lộ rõ hơn.
Doanh nghiệp sẽ thấy rõ những "chiến binh quả cảm" cùng chung lưng đấu cật với tổ chức, đồng thời nếu tinh ý cũng quan sát ra nhóm "Zombie công sở" rất thờ ơ với thời cuộc và tranh thủ "tận hưởng" trong khi nhiều đồng đội đang vắt sức vì khó khăn chung. Đã có rất nhiều quyết định và ý tưởng tạo báo được đưa ra, nhưng cũng không thiếu ý kiến bàn lùi của nhóm tâm lý yếu.
Nhiệm vụ của HR là phải ‘nhìn thấu tổ chức’, thúc đẩy cách quản lý công bằng và tìm ra liều thuốc đặc trị cho mỗi nhóm nhân viên để phát huy tinh thần chiến đấu trong "thời chiến".
Covid-19 khiến tinh thần của hầu hết nhân viên bị xuống thấp, họ lo sợ bị mất việc, bị giảm lương và thu nhập, người thân bị ảnh hưởng xấu… Doanh nghiệp Việt phải làm gì để truyền cảm hứng hoặc động lực vực dậy tinh thần nhân viên?
Việc thực hiện các biện pháp như cắt giảm như sa thải, nghỉ việc luân phiên… dường như đã tạo nên một tâm lý tiêu cực trong nhân viên. Thông qua đánh giá về hiệu quả hành động và truyền thông của công ty, chúng ta nhận thấy có sự phân hóa trong cách các công ty trên thị trường truyền cảm hứng hoặc động lực để vực dậy tinh thần nhân viên.
Tuy nhiên, việc chắc chắn có thể khẳng định là truyền thông nội bộ để ‘an dân’ là việc làm cấp thiết trong bối cảnh bất định như hiện này. Để "cách ly mà không chia xa", doanh nghiệp phải biết tận dụng mọi cơ hội truyền thông nội bộ trên đa phương tiện và những nền tảng mới để gắn kết nhân viên, giúp họ an tâm hơn, đồng thời nắm được những ưu tiên trong hàng loạt thay đổi đang đồng loạt diễn ra.
Covid sẽ qua đi nhưng nhiều thay đổi nó tạo ra sẽ vẫn ở lại. Ví dụ như xu hướng làm việc từ xa, làm việc tại nhà sẽ được nhiều doanh nghiệp cân nhắc áp dụng. Các chuyển đổi nguồn nhân lực từ nhân sự cố định sang tận dụng các nguồn lực chia sẻ (freelance, nhân sự bán thời gian…) sẽ ngày càng phổ biến. Các phương thức tưởng thưởng thay đổi theo hướng giảm chi phí cố định sẽ được ưu tiên hơn.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần tiếp tục tận dụng các nền tảng số để đảm bảo sự mượt mà trong vận hành và gắn kết sâu trong tổ chức sẽ là yếu tố tiên quyết.
Chúng tôi trên mạng xã hội